Người thừa kế theo di chúc là ai? theo quy định hiện nay?

  • tuelamlaw |
  • 14-04-2021 |
  • 338 Lượt xem

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy người thừa kế theo di chúc là ai


Một số quy định của pháp luật về di chúc

Di chúc là gì?

Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Theo quy định này, di chúc phải có các yếu tố sau:

– Là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải bất cứ chủ thể nào khác.

– Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản của mình cho người khác

– Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.

Di chúc là hành vi pháp lí đơn phương của người lập di chúc, do đó, di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy, một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc.

Người lập di chúc và quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ hưởng 1 phần hoặc toàn bộ tài sản của mình.

Người thành niên có đủ điều kiện là người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Người lập di chúc là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có các quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.


Người thừa kế theo di chúc

Người nhận di sản thừa kế ( người được chỉ định trong di chúc) là những người có quyền nhận di sản do người chết để lại theo sự định đoạt trong di chúc.

Người thừa kế theo di chúc có thể là người trong hàng thừa kế, ngoài hàng thừa kế hoặc cơ quan, tổ chức kể cả nhà nước. Tuy nhiên, người thừa kế theo di chúc là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. (Điều 623 BLDS) Vì nếu pháp nhân chấm dứt hoạt động trước thời điểm mở thừa kế thì năng lực chủ thể của pháp nhân cũng chấm dứt, cho nên không còn tư cách hưởng di sản. Các trường hợp trên cần chú ý một số vấn đề sau

– Đối với người thừa kế là thai nhi

+ Nếu người lập di chúc để lại di sản cho người đã thành thai là con của cha, mẹ được xác định tên cụ thể thì khi người đó sinh ra và còn sống phải là con của người cha, mẹ đã được xác định trong di chúc.

+ Nếu người để lại di sản không nói rõ trong di chúc tên cha của người đã thành thai thì chỉ cần xác định mẹ của người đã thành thai khi người để lại di sản chết.Còn cha của người đó là ai không ảnh hưởng đến việc xác định người đó là người thừa kế của người để lại di sản ( trường hợp người không có chồng mà có con)

– Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

+ Pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự cho nên pháp nhân cần phải có năng lực chủ thể, tức là có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Nếu pháp nhân còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế và thời điểm chia di sản thì pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc. Nếu pháp nhân còn tồn tại vào thời điểm chia di sản (trong thời hiệu thừa kế) thì cần phải áp dụng các thủ tục tố tụng dân sự theo quy định để bảo vệ quyền lợi của pháp nhân.


Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:

– Hotline: 0933898868

– Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *