Giáo dục nghề nghiệp: Đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng có cần xin cấp phép hay không?

  • LTM |
  • 26-06-2019 |
  • 4920 Lượt xem

Giáo dục nghề nghiệp: Đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng có cần xin cấp phép hay không?

Hoạt động giáo dục nghề nghiệp được chia làm hai hình thức chính là Đào tạo chính quy (đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng) và Đào tạo thường xuyên. Trong phạm vi bài viết này, Luật Tuệ Lâm đi sâu về vấn đề cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động Đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng có cần xin cấp phép hay không? Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên là gì

1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức thực hiện hoạt động Đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng có cần xin cấp phép hay không?

Theo quy định tại Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/12/2015 quy định về Đào tạo thường xuyên, thì các công ty, cơ sở giáo dục thực hiện hoạt động đào tào thương xuyên có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự đảm bảo điều kiện đối với việc tổ chức các khóa học và cấp chứng chỉ cho học viên sau khi đủ điều kiện hoàn thành. Các công ty, cơ sở giáo dục thực hiện hoạt động đào tạo thường xuyên chỉ cần thực hiện việc báo cáo định kỳ theo quy định của thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH chứ không cần phải xin cấp phép tổ chức đào tạo tại Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội.

Tuy nhiên, thực tế việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự đảm bảo điều kiện để tổ chức đào tạo thường xuyên cho công ty, cơ sở giáo dục đã dẫn đến nhiều hạn chế: các công ty, cơ sở lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong việc xác định “liệu công ty, cơ sở có đủ điều kiện để tổ chức đào tạo thường xuyên hay không? Bởi việc đánh giá, xác định đủ điều kiện theo luật hay không là điều không dễ dàng”; cũng như tạo ra nhiều lỗ hổng khiến cơ quan nhà nước khó có thể kiểm soát trong hoạt động đào tạo thường xuyên này. Chỉ đến khi có thanh kiểm tra, nhiều công ty, cơ sở mới biết mình không đủ điều kiện mà vẫn đang hoạt động, dẫn đến bị xử phạt không đáng có.

Chúng tôi đã tham vấn ý kiến từ phía Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hà Nội, và được biết rằng, thực tế một số công ty, cơ sở giáo dục để “an toàn” và chuyên nghiệp vẫn thực hiện thủ tục xin xác nhận đủ điều kiện để tổ chức đào tạo thường xuyên và Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hà Nội vẫn đang hỗ trợ giải quyết thủ tục xin xác nhận này.

2. Điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng

* Đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

– Đang hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, ngành, nghề dự kiến tổ chức mở lớp đào tạo nghề;

– Có chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo của từng nghề được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Điều 4 và 5 của Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH.

– Có người dạy nghề là nhà khoa học, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, người có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 2/5 hoặc thợ bậc 3/7 trở lên, nghệ nhân cấp tỉnh, nông dân sản xuất giỏi cấp huyện, người trực tiếp làm nghề liên tục từ 5 năm trở lên và có chứng chỉ kỹ năng dạy học trực tiếp giảng dạy đối với nghề đào tạo.

– Có cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo phù hợp với nghề sẽ tổ chức đào tạo và theo số lượng người học, thời gian đào tạo.

* Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

– Đối với nghề có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức đào tạo nghề chính quy và có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp.

– Đối với nghề không có trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì phải đáp ứng các điều kiện như đối với trường hợp chưa có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp nêu trên.

Luật Tuệ Lâm hi vọng rằng bài viết này hữu ích đối với Bạn đọc và Quý khách. Nếu có nội dung nào cần tư vấn, Quý khách, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua:

– Hotline: 0933898868;và/hoặc

– Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *