Nhà đang thế chấp có được cho thuê không?

  • tuelamlaw |
  • 14-06-2021 |
  • 355 Lượt xem

Hợp đồng thuê tài sản là một loại hợp đồng khá phổ biến trong giao dịch dân sự. Với hợp đồng thuê nhà ở, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi mà người dân đổ xô về để làm việc và học tập thì hoạt động này diễn ra càng nhiều.

Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau: Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật nhà ở 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, hợp đồng thuê nhà ở là một loại hợp đồng thuê tài sản. Trong đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê và hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản và có thể có công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực hay không hợp đồng này tùy thuộc vào nhu cầu và thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng.

Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản đó cho bên kia. Như vậy, việc không giao tài sản cũng đồng nghĩa với việc bên thế chấp vẫn được quyền quản lý, sử dụng hoặc có thể giao cho người thứ ba giữ nêu các bên có thỏa thuận.

Cũng theo quy định tại Điều 146 Luật nhà ở 2014, tài sản đang cho thuê thì chủ sở hữu vẫn có quyền thế chấp căn nhà đó và phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà biết trước về việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.

Trường hợp nhà ở đang thuê bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê nhà ở vi phạm các quy định về đơn phương chấm dứt hơp đồng thuê nhà tại khoản 2 Điều 132 của Luật nhà ở 2014 hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Khi tài sản đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng (bên chủ tài sản thế chấp tài sản để đảm bảo khoản vay) thì bên thế chấp có thể cho người thứ 3 thuê nhà. Cụ thể hóa theo quy định tại khoản 6 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của bên thế chấp là: được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

Như vậy, bên có nhà đang là đối tượng được thế chấp được quyền cho thuê nhà khi đáp ứng được đủ 2 điều kiện sau:

+ Thông báo cho bên thuê về tình trạng căn nhà đang được thế chấp. Việc thông báo là một điều kiện rất quan trọng nhằm thông báo cho bên có quyền và nghĩa vụ liên quan ở đây là bên thuê tài sản được biết căn nhà mình sắp sử dụng đang có những vấn đề gì hay không.

+ Thông báo cho bên nhận thế chấp biết về việc bên thế chấp cho thuê căn nhà đang thế chấp

Đối với người thuê nhà thì:

+ Được sử dụng ngôi nhà đúng với mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng nhà sai mục đích có thể là căn cứ để chấm dứt hợp đồng thuê nhà.

+ Được các bên thông báo cho tình trạng của căn nhà thế chấp: đang được thế chấp, xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ…

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Để giải đáp mọi thắc mắc chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Tuệ Lâm để được tư vấn trực tiếp thông qua:

Hotline: 0933898868

Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *