Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

  • tuelamlaw |
  • 09-06-2021 |
  • 528 Lượt xem

Nhãn hiệu nổi tiếng chính là biểu tượng cho danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp. Đó là kết tinh của trí tuệ và vật chất của doanh nghiệp trong một quá trình hoạt động lâu dài. Vì vậy, nó là tài sản có giá trị rất lớn. Điều này dẫn đến tình trạng sao chép, làm nhái sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng diễn ra phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Do đó, việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng trở nên cấp thiết và thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển.

Vậy nhãn hiệu nổi tiếng là gì và việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?

1. Khái niệm nhãn hiệu nổi tiếng

Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019): “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”

2. Các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Căn cứ Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ, để xem xét một nhãn hiệu có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không, cần dựa vào những tiêu chí sau đây:

– Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

– Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

– Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

– Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

– Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

– Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

3. Chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu và sự nổi tiếng của nhãn hiệu

Để được ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu phải có các tài liệu chứng minh như sau:

– Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

– Số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng;

– Danh mục các loại hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ;

– Số lượng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ;

– Giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu; đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế;

– Các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền;

– Số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị;

– Xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng;

– Giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được; kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.

4. Bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Điểm a khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ quy định rằng: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.”

Như vậy, nếu chủ sở hữu chứng minh được nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký, nhãn hiệu vẫn sẽ được bảo hộ. Các dấu hiệu trùng, tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng sẽ không được bảo hộ; hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Trước ngày 01/7/2021, Cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Để giải đáp mọi thắc mắc chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Tuệ Lâm để được tư vấn trực tiếp thông qua:

Hotline: 0933898868

Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *