- Bán hàng online là gì?
Bán hàng online là các hoạt động kinh doanh, buôn bán trực tuyến. Những việc này chủ yếu diễn ra trên mạng Internet và thông qua các kênh bán hàng phổ biến; như website , các trang mạng xã hội Facebook (Fanpage, group), Instagram,…
Trong bán hàng online, cả người mua và người bán đều sử dụng các thiết bị điện tử để tham gia giao dịch. Tất cả các quy trình đều được thực hiện trên máy tính, điện thoại,…gồm các mua bán và giao dịch. Bán hàng online có thể được diễn ra 24/24 và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của cả hai đối tượng .
- Quy định pháp luật
+ Căn cứ theo Thông tư số 47/2014/TT-BTC quy định về quản lý website thương mại điện tử đã ban hành của Bộ Công thương, các trang mạng xã hội có một trong những hình thức:
Cho phép người tham gia được mở gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; cho phép tham gia lập các website nhánh để trưng bày giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; có chuyên mục mua bán, cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa, dịch vụ sẽ phải đăng ký kinh doanh với Bộ Công thương
+ Căn tại điều 2 Thông tư số 47/2014/TT-BTC
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
- Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
- Thương nhân, tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
+ Quy định tại khoản 2 điều 1 thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi bổ sung một số điều tại thông tư 47/2014/TT-BCT
- Điều 13 Thông tư số 47/2014/TT-BCT được sửa đổi như sau:
Quy định về đối tượng
“Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:
- Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
- Dịch vụ đấu giá trực tuyến.”
Trong khi đó, Tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định hành vi thành lập website thương mại điện tử mà không đăng ký sẽ bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng.
+ Căn cứ quy định tại khoản 2 điều 3 nghị định 47/2014/TT-BCT
“2. Thương nhân thiết lập website để bán các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phải công bố trên website của mình số, ngày cấp và nơi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó”
- Như vậy theo quy định pháp luật thì luật chỉ áp dụng đối với các đối tượng là thiết lập website, các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập, điều hành các website thương mại điện tử, sàn giao dịch, cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (có thể hiểu là các website có trang bị giỏ hàng, thanh toán và thông tin giá bán sản phẩm) mới phải tiến hành thủ tục đằng ký website với Bộ công thương. Việc này nhằm thực thi quản lý, đánh giá và tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong môi trường thương mại điện tử hiện nay.
- Nếu bạn chỉ bán hàng trên các website như Shopee và các sàn khác như Tiki, Lazada… thì không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh online
Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm gửi bạn đọc tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp
Hotline: 0933898868
Email: info@luattuelam.vn
Trân trọng cảm ơn!