Câu hỏi: Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên mà người còn lại không đồng ý với phán quyết, bản án của Tòa án thì phải làm thế nào?
Trả lời:
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
Kháng cáo là quyền của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật Tố tụng Dân sự trong việc chống lại bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn pháp luật quy định, để yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm.
Kháng cáo ly hôn là trường hợp vợ hoặc chồng kháng cáo bản án ly hôn chưa có hiệu lực của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Vợ, chồng có quyền kháng cáo một phần hoặc toàn bộ bản án ly hôn của toà án cấp sơ thẩm.
- Người có quyền kháng cáo: vợ hoặc chồng hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án
Trong trường hợp ly hôn đơn phương, ai là người có quyền kháng cáo bản án ly hôn?
Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định như sau:
“Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”
Theo quy định này thì vợ hoặc chồng hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo đối với bản án ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm.
Việc kháng cáo là để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Đối với kháng cáo bản án ly hôn thì vợ hoặc chồng không được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục này.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:
– Hotline: 0933898868
– Email: info@luattuelam.vn
Trân trọng cảm ơn!