Người lập di chúc là người mà theo quy định của pháp luật có quyền lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình cho những người khác còn sống sau khi chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện.
Người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân mà không thể là cơ quan, tổ chức. Tài sản của cơ quan, tổ chức là tài sản chung của một chủ thể pháp lý. Cá nhân không có quyền định đoạt các tài sản chung đó.
Người lập di chúc là chủ thể đầu tiên trong quan hệ thừa kế theo di chúc. Căn cứ vào năng lực chủ thể của mỗi cá nhân trong việc nhận thức và thể hiện ý chí cũng như khả năng tạo lập được tài sản thuộc sở hữu của mình mà pháp luật quy định chủ thế là người có quyền lập di chúc để dịch chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi chết tại Điều 625 Bộ luật dân sự 2015.
Căn cứ khoản 1 Điều 625 Bộ luật dân sự 2015: “Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định về một trong những điều kiện để di chúc hợp pháp: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;”
Như vậy, người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật dân sự có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, tức người lập di chúc này là người đã thành niên và tại thời điểm lập di chúc họ là người minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên” và người thành niên được coi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Họ có khả năng nhận thức, thực hiện hành vi và hậu quả của hành vi, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Như vậy, người mất năng lực hành vi dân sự không thể lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Để giải đáp mọi thắc mắc chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Tuệ Lâm để được tư vấn trực tiếp thông qua:
Hotline: 0933898868
Email: info@luattuelam.vn
Trân trọng cảm ơn!