Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa dân sự theo luật tố tụng dân sự ?

  • tuelamlaw |
  • 14-04-2021 |
  • 437 Lượt xem

Quy định về tranh tụng trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 ngày càng nâng cao giá trị dân chủ, bình đẳng và công khai, minh bạch trong hoạt động tư pháp. Tranh tụng phải được thể hiện ngay từ khi thụ lí cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng.

Điều 247 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nội dung, phương thức tranh tụng tại phiên tòa như sau:

“1. Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.

2. Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.

3. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến không có liên quan đến vụ án dân sự.”

Phán quyết của tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Hội đồng xét xử trước khi ra bản án, quyết định phải căn cứ vào tài liệu, chửng cứ đã được xem xét, tranh tụng tại tòa.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo các bước:

– Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

– Nghe đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày về vụ án.

Sau khi chủ tọa đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết như quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 nhưng đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của họ và các bên trong vụ án cũng không tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe các bên đương sự trình bày về các yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án cũng như tất cả các tài liệu, chứng cứ của vụ án do các bên đương sự cung cấp, giao nộp. Trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.

Tại phiên tòa, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cùng song hành tham gia tố tụng, cả hai người cùng có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của đương sự nhưng phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

=> Những quy định này cho thấy Đảng và Nhà nước đã và đang đổi mới chủ trương trong hoạt động tư pháp. Đó là kết quả của việc mở rộng quyền dân chủ trong hoạt động tư pháp và vai trò của đương sự cũng như những người tham gia tố tụng khác trong việc cung cấp chứng cứ cho tòa án, thực hiện nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhưng không được vượt quá thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán và BLTTDS 2015 quy định và không làm ảnh hưởng đến quyền tranh tụng của các đương sự khác.

Để được giải đáp mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về tranh tụng trong phiên tòa dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua:

– Hotline: 0933898868;

– Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *