Câu chuyện thật và cũng là câu chuyện của rất nhiều người lao động đã từng gặp phải:
T là kỹ sư xây dựng làm việc tại công ty XXX (100% vốn nước ngoài) đóng trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội. Trước khi ký hợp đồng lao động, hai bên thảo thuận thử việc trong thời gian là 4 tháng từ ngày 1/3/2020 đến 30/6/2020 mức lương là 90% $ lương của công việc làm làm thử. Hết thời gian làm việc hai bên ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. 20/4/2021 trong quá trình làm việc anh T bị tai nạn phải vào viện điều trị 2 tuần. Sau khi ra viện anh T được sác định suy giảm 35% khả năng lao động. Ngày 30/5/2021 công ty XXX ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với T lí do anh không đủ sức khỏe và công việc đã có người khác thực hiện.
- Xác định người lao động bị tai nạn có phải tai nạn lao động?
Quyền lợi khi anh T được coi là tai nạn lao động
Xem xét trường hợp anh T có phải tai nạn lao động không, vậy nên sẽ chia ra làm hai trường hợp. TH1 được coi là tai nạn lao động; TH2 không phải tai nạn lao động.
+ Trường hợp 1 Trường hợp anh T là tai nạn lao động Căn cứ theo mục 3 chương III Bảo hiểm xã hội bắt buộc LBHXH 2014. Anh T là đối tượng được áp dụng chế độ tai nạn lao động theo khoản 1 điều 2 được dẫn chiếu từ điều 42 luật này.
Anh T đủ kiều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động, với trường hợp của anh T là trong quá trình làm việc anh T bị tai nạn, tức là anh T bị tai nạn tại nơi làm việc trong thời giạn làm việc nên thuộc vào điểm a khoản 1 điều 43 LBHXH “Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc”.
* Trách nhiệm mà công ty M phải bồi thường cho anh T khi bị tai nạn lao động.
– Căn cứ pháp luật về các chi phí mà người lao động sẽ được Công ty chi trả khi bị tai nạn lao động
Anh T bị tai nạn ở nơi làm việc và trong giời làm việc, không nêu rõ nguyên nhân và lỗi do bên nào nên sẽ có 2 trường hợp mà anh T được hưởng quyền lợi.
TH1: Nếu tai nạn lao động này là không hoàn toàn do lỗi của anh T gây ra thì anh T sẽ được bồi thường căn cứ theo điểm a khoản 4 điều 38 luật ATVSLĐ 2015 “a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%”. Điều này cũng được quy định tại điểm a khoản 3 điều 148 BLLĐ 2015. NSDLĐ sẽ phải bồi thường cho NLĐ
TH2: Nếu tai nạn lao động này là do lỗi của chính anh T gây ra thì anh T sẽ được bồi thường căn cứ theo khoản 5 điều 38 luật này “Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng”.
- Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động mà người lao động được hưởng
Trường hợp nếu công ty XXX đã mua bảo hiểm tai nạn cho anh T tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì anh T được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho anh T thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì công ty XXX phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động (anh T) hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này”. Căn cứ tại khoản 3 điều 39 luật ATVSLĐ 2015.
- Trường hợp công ty chưa đóng bảo hiểm cho người lao động
Còn trường hợp công ty XXX không đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho anh T “thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội”, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 luật ATVSLĐ 2015, công ty M phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
- a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
- b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
- c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
- a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;…”
Đối với trường hợp anh T sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng vì anh T bị suy giảm 45% khả năng lao động. Căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 49 luật ATVSLĐ 2015 “Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở”. Anh T bị suy giảm 45% khả năng lao động thì anh T sẽ được hưởng là:
45% – 31%= 14%
14% x 2= 28%
28% + 30%= 58% nhân với mức lương cơ sở.
Ngoài ra quyền lợi anh T được hưởng nữa là được thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế, căn cứ theo khoản 1 điều 144 BLLĐ.
Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, căn cứ theo khoản 2 điều 144 BLLĐ.
- Người lao động khi bị tai nạn lao động nhưng không được coi là tai nạn lao động
Căn cứ theo điều 40 luật ATVSLĐ 2015.
“1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
- a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
- b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.”
Do vậy việc nắm được kiến thức pháp lý cũng sẽ là một phần có lợi cho người lao động khi gặp phải những rủi ro sẽ hạn chế được mức thấp nhất thiệt hại.
- Công Ty Luật Tuệ Lâm gửi bạn đọc những vấn đề về quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động. Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào, có vui lòng thể liên hệ trực tiếp, phía công ty sẽ giải đáp các vướng mắc pháp lý giúp bạn.