Chuyển nhượng nhà, đất cho con chưa thành niên như thế nào?

  • tuelamlaw |
  • 02-05-2021 |
  • 844 Lượt xem

Câu hỏi:

Pháp luật quy định về việc chuyển nhượng nhà, đất cho con chưa thành niên như thế nào?

Thủ tục về việc chuyển nhượng nhà, đất cho con chưa thành niên như thế nào?

Trả lời:

  • Pháp luật quy định về việc chuyển nhượng nhà, đất cho con chưa thành niên như thế nào?

– Căn cứ theo quy định của pháp luật điều 21 Bộ luật dân sự 2015

“Điều 21. Người chưa thành niên

  1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
  2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Căn cứ theo quy định của pháp luật điều 136 Bộ luật dân sự 2015

“Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

  1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”.

Theo như quy định của pháp luật thì các giao dịch dân sự của người chưa thành niên phải được thông qua người đại diện theo pháp luật. Như vậy, để có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên thì cần có người đại diện theo pháp luật. vợ và chồng đều có thể là người đại diện theo pháp luật của con.

Tuy nhiên, cha mẹ không thể tham gia một giao dịch dân sự với nhiều tư cách pháp lý có nghĩa là vừa là bên tặng cho, vừa là người đại diện cho bên nhận tặng cho.

Căn cứ pháp lý tại Khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015

“Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.”

Bởi những lí do trên, cha mẹ trong trường hợp muốn tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho con chưa thành niên nên xem xét lại xem giữa cha và mẹ, ai là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì người còn lại có thể đứng ra đại diện cho con trong việc nhận tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên nếu cả cha và mẹ là đồng chủ sở hữu quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, thì cha mẹ nên tìm một người có đủ tư cách pháp lý để đại diện cho con  theo quy định của pháp luật.

  • Thủ tục chuyển nhượng đất cho con chưa thành niên

Căn cứ Theo quy định tại điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

Khi đã tìm được người đại diện hợp pháp cho con , cha mẹ cần làm những công việc sau để hoàn thành thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho con chưa thành niên

Người đại diện của con phải đến cơ quan công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất, hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:

– Hotline: 0933898868

– Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *