Tranh chấp yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế?

  • tuelamlaw |
  • 29-04-2021 |
  • 432 Lượt xem

Bác bỏ quyền thừa kế là việc những người được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại nhưng đã bị người khác yêu cầu Tòa án xác định người hưởng thừa kế không có quyền được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Dưới đây Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm sẽ hướng dẫn bạn về thủ tục giải quyết “tranh chấp yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế”

1. Xác định các trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại
   Điều 621 BLDS 2015 quy định  các trường hợp người không được hưởng di sản như sau:

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

       2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế
       Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
       – Đơn khởi kiện 
       – Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người khởi kiện.
       – Các loại giấy tờ chứng minh người không có quyền hưởng di sản thừa kế đã nhận di sản thừa kế như: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Văn nbản khai nhận di sản thừa kế, Bản án có hiệu lực về việc chia di sản thừa kế…
       – Các loại giấy tờ chứng minh người đã hưởng thừa kế không có quyền hưởng di sản thừa kế như: Bản án có hiệu lực pháp luật về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Bản án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng…
       Bước 2. Nộp đơn khởi kiện
       Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú yêu cầu giải quyết vụ việc. Trường hợp vụ án có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết vụ án là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú
        Bước 3. Nộp tiền tạm ứng án phí
       Sau khi thụ lý đơn khởi kiện, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, trong thời hạn 07 ngày  kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Địa điểm nộp tiền tạm ứng án phí là Chi cục Thi hành án dân sự.
       Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết định.
       3. Thời hạn giải quyết vụ án
       Thời hạn giải quyết là 04 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì vụ án có thể kéo dài nhưng không được quá 06 tháng.
       4. Thời hiệu khởi kiện.
       Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi gửi đến quý khách hàng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Tuệ Lâm  để được tư vấn trực tiếp thông qua:

Hotline: 0933898868

Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *