Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

  • NTH |
  • 07-06-2019 |
  • 262 Lượt xem

Du lịch hiện đang là một trong những ngành nghề rất tiềm năng hiện nay của nước ta, khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam ngày càng đông. Vì thế ngày càng có nhiều công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được thành lập. Để kinh doanh hiệu quả và chuyên nghiệp, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo một số điều kiện nhất định và phải xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Lưu ý về ngành nghề khi doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phải đăng ký ngành nghề: Mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế. Trường hợp doanh nghiệp chưa có mã ngành 7912 thì cần phải bổ sung ngành nghề này mới thực hiện được thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế được xác định như sau:

Doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam được thực hiện:

  1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
  2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (lưu ý chỉ được liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài không được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài) chỉ được thực hiện:

Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, dịch vụ lữ hành nội địa, không được tổ chức cho khách du lịch ra nước ngoài. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế 

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  2. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành. Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. Theo Thông tư 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thì các bằng cấp đào tạo sau được coi là chuyên ngành về lữ hành:
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
  • Quản trị lữ hành;
  • Điều hành tour du lịch;
  • Marketing du lịch;
  • Du lịch;
  • Du lịch lữ hành;
  • Quản lý và kinh doanh du lịch.

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế không học các chuyên ngành nêu trên thì phải tham gia các khóa học đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế gồm các nội dung đào tạo như sau:

  • Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp; giao lưu văn hóa quốc tế;
  • Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; tiền tệ và thanh toán quốc tế trong du lịch; nghiệp vụ xuất nhập cảnh; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa và quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
  • Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
  1. Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng

Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế: Theo quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ – CP Hướng dẫn chi tiết Luật Du lịch 2017 quy định như sau:

  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
  • Trường hợp chỉ kinh doanh lữ hành nội địa thì mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.
  • Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Trên đây là những nội dung cơ bản để tiến hành thủ tục xin Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Hy vọng với những thông tin này, Qúy khách hàng có thể giải quyết được vấn đề của mình hoặc liên hệ Luật Tuệ Lâm để được tư vấn chi tiết hơn.

– Hotline: 0933898868;và/hoặc

– Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *