Câu hỏi:
Vợ chồng em ly hôn được 5 tháng rồi mà giờ gia đình nhà chồng em bắt em phải cắt khẩu của con trai em về bên nhà chồng em để cho con e đi học. Như vậy em có nên cắt khẩu của con em về bên đấy ko ạ. Với lại vợ chồng em ly hôn là chồng em bỏ nhà đi theo gái và em có chứng cứ nộp nên tòa. Một mình em nuôi hai con còn chồng em và nhà chồng không nuôi con 2 năm nay. Vậy tại sao khi ly hôn chồng em vẫn được quyền nuôi con lớn. Bây giờ em muốn thay đổi họ cho con em khi em đã ly hôn thì cần làm những gì mong anh giải đáp giúp em ạ ?
Trả lời :
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty luật Tuệ Lâm, đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:
Thứ nhất, theo điều 13 Luật cư trú quy định như sau:
“Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.”
Như vậy, nếu con bạn sống với ai thì sổ hộ khẩu của người đấy sẽ có tên con của bạn. Nếu sau khi ly hôn, người con này được giao cho chồng bạn trực nuôi, con về sống với bố thì bạn nên làm thủ tục tách hộ khẩu cho con về bên nhà chồng để thuận lợi cho việc sinh hoạt và học tập của con sau này.
Thứ hai, về quyền nuôi sau khi ly hôn Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
+ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
+ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
+ Thông thường, nếu cả 2 vợ chồng đều đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con như: thu nhập, chỗ ở, thời gian làm việc, môi trường sống, hành vi của bố mẹ, thì thông thường Tòa án sẽ giao con lớn cho bố và con nhỏ cho mẹ nuôi.
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn nuôi cả 2 con thì có thể yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn dựa trên các căn cứ :
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.
Thứ ba về việc thay đổi họ cho con được quy định tại điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
– Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
– Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
– Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.”
Tuy nhiên, theo luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”. Theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con của mình kể cả khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Vì vậy, trường hợp yêu cầu thay đổi họ cho con của bạn từ họ cha sang họ mẹ phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả người chồng trừ trường hợp bạn chứng minh được rằng con bạn không được cấp dưỡng đầy đủ, nếu không thì sẽ không có cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Về thủ tục, hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai (theo mẫu),
– Bản chính giấy khai sinh của
– Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.
– Văn bản thể hiện sự đồng ý của cả cha và mẹ về việc đổi họ cho con theo nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:
– Hotline: 0933898868
– Email: info@luattuelam.vn
Trân trọng cảm ơn!