- Người có quyền kháng cáo
Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”
Theo đó, những người có quyền kháng cáo bao gồm:
– Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
- Thời hạn kháng cáo
Thời hạn kháng cáo được quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Tuy nhiên, đối với các đối tượng khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Ngược lại, nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện mà vắng mặt khi Tòa tuyên án không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Ngoài ra, đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm thì thời hạn là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết.
- Thủ tục kháng cáo vụ án dân sự
Thẩm quyền tiếp nhận Đơn kháng cáo
– Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
– Tòa án cấp phúc thẩm. Lúc này, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định.
Giấy tờ phải nộp khi kháng cáo gồm:
– Đơn kháng cáo (Theo mẫu)
– Giấy ủy quyền (nếu có)
– Các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trình tự thực hiện thủ tục kháng cáo:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu nêu trên.
Bước 2: Nộp các hồ sơ, tài liệu nêu trên cho Tòa án có thẩm quyền.
Bước 3: Tòa án cấp sơ thẩm sẽ kiểm tra tính hợp lệ của Đơn kháng cáo.
– Trường hợp đơn kháng cáo chưa hợp lệ theo quy định tại Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ yêu cầu người làm đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung hoặc làm lại Đơn kháng cáo.
– Tòa án sẽ trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp:
+ Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
+ Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án;
+ Người kháng cao từ bỏ việc kháng cáo khi không nộp tiền án phí trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận thông báo nộp án phí phúc thẩm của Tòa án.
– Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
Bước 4: Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho:
– Người kháng cáo về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;
– Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan bằng văn bản kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo.
– Đương sự có liên quan đến kháng cáo để họ gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Bước 5: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi tất cả hồ sơ, giấy tờ liên quan đến vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Bước 6: Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra một trong các quyết định sau đây:
– Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
– Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
– Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Để giải đáp mọi thắc mắc chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Tuệ Lâm để được tư vấn trực tiếp thông qua:
Hotline: 0933898868
Email: info@luattuelam.vn
Trân trọng cảm ơn!