Thủ tục giải thể doanh nghiệp

  • LTM |
  • 30-05-2019 |
  • 319 Lượt xem

Trên thực tế, việc giải thể doanh nghiệp là không hề dễ dàng, chưa muốn nói là phức tạp, điều này dẫn đến một thực trạng đang ngày một nhức nhói là “Doanh nghiệp xin chết mà không được chết”. Vậy trình tự, thủ tục để giải thể một doanh nghiệp như thế nào? Luật Tuệ Lâm xin gửi tới độc giả/Quý khách hàng các bước để giải thể doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Trường hợp Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Công bố thông tin về việc giải thể doanh nghiệp

Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể, phải nộp một bộ hồ sơ công bố giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh bao gồm:

  1. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
  2. Biên bản họp của HĐTV đối với Công ty TNHH, của ĐHĐCĐ đối với Công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;
  3. Quyết định về việc giải thể.

Bước 3: Niêm yết Quyết định giải thể và thông báo đến các bên có liên quan

Niêm yết quyết định giải thể công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Thông báo về việc giải thể cho Người lao động, chủ nợ và người có nghĩa vụ liên quan (nếu có).

Bước 4: Xác nhận nghĩa vụ tại cơ quan hải quan

Gửi công văn đến cơ quan hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể doanh nghiệp. Trong vòng 5-10 ngày làm việc cơ quan Hải quan ra thông báo về tình trạng hồ sơ Hải quan của doanh nghiệp.

Bước 5: Làm thủ tục tại cơ quan Thuế

Nộp một bộ hồ sơ giải thể đến cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp bao gồm:

  1. Công văn xin giải thể;
  2. Biên bản họp của HĐTV đối với Công ty TNHH, của ĐHĐCĐ đối với Công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;
  3. Quyết định về việc giải thể.

Thực hiện việc đóng các loại thuế còn nợ, bổ sung các tờ khai, nộp phạt (nếu có). Sau khi hoàn thành toàn bộ các công việc nêu trên, Cơ quan quản lý thuế sẽ ra quyết định chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp.

Bước 6: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp (đối với trường hợp dấu của doanh nghiệp do cơ quan công an cấp)

DOANH NGHIỆP LƯU Ý:

Chỉ khi nào Doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục về thuế (Có Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế doanh nghiệp) và làm đầy đủ các hồ sơ gửi Phòng Đăng ký kinh doanh thì Doanh nghiệp mới nộp trả con dấu. Bởi nếu trong trường hợp con dấu đã trả, mà hồ sơ giải thể cần sửa đổi, đóng dấu lại, thì sẽ không có dấu để đóng.

Bước 7: Nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Hồ sơ giải thể bao gồm:

  1. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
  2. Biên bản họp của HĐTV đối với Công ty TNHH, của ĐHĐCĐ đối với Công ty cổ phần về việc giải thể doanh nghiệp;
  3. Quyết định về việc giải thể.
  4. Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
  5. Danh sách chủ nợ;
  6. Danh sách người lao động;
  7. Biên bản thanh lý tài sản;
  8. Giấy xác nhận trả con dấu cho công an (đối với dấu do Công an cấp)/ Thông báo hủy mẫu con dấu (đối với dấu tự khắc);
  9. Giấy ủy quyền;
  10. Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhận của người đại diện theo ủy quyền.

Sơ đồ quy trình giải thể doanh nghiệp

         Trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ giải thể công ty của Luật Tuệ Lâm, Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua:

– Hotline: 0933898868;và/hoặc

– Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *