“Tách doanh nghiệp” là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp không hề mới. Tại Việt Nam, ngoài mục đích tổ chức lại doanh nghiệp, việc tách doanh nghiệp được áp dụng một cách linh hoạt như một phương án tối ưu để mua bán chuyển nhượng dự án. Vậy, tách doanh nghiệp bản chất là gì? Các loại hình doanh nghiệp nào được quyền tách? Có các phương thức nào để tách? Và các vấn đề quan trọng cần quan tâm khi tiến hành tách doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Luật Tuệ Lâm đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tách doanh nghiệp là gì? Các loại hình doanh nghiệp nào được quyền tách?
Căn cứ Điều 193 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về Tách doanh nghiệp như sau:
“Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.”
Theo quy định nêu trên, có thể mô phỏng việc tách doanh nghiệp bằng công thức đơn giản sau: A -> A + B và khẳng định rằng chỉ có hai loại hình là Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần là được quyền thực hiện việc tách Công ty.
2. Các phương thức để tách công ty
Có ba phương thức để tách công ty bao gồm:
– Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
– Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;
– Kết hợp cả hai phương thức trên.
3. Một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện việc tách công ty
Trong quá trình hành nghề và tư vấn cho Khách hàng, Luật Tuệ Lâm thấy rằng có hai vấn đề vô cùng quan trọng mà các công ty khi tách thường bỏ quên hoặc không quan tâm, đó là:
– Thứ nhất, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết tách công ty, nghị quyết này phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết (căn cứ điểm a khoản 4 Điều 193 Luật doanh nghiệp);
– Thứ hai, sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm đã tham gia vào nhiều giao dịch tách công ty ở Việt Nam. Luật Tuệ Lâm cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý việc tách công ty, bao gồm các công việc sau:
– Thẩm tra, đánh giá tình trạng pháp lý của công ty dự định tách;
– Tư vấn, cảnh báo rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính và đưa ra phương án tối ưu để thực hiện việc tách công ty;
– Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng, văn bản cần sử dụng trong quá trình thực hiện tách công ty;
– Thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý liên quan: đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, đất đai,…… với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tư vấn các vấn đề có liên quan đến việc tách công ty mà Quý khách hàng quan tâm.
Trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ pháp lý tách công ty của Luật Tuệ Lâm, Quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua:
– Hotline: 0933898868;và/hoặc
– Email: info@luattuelam.vn
Trân trọng cảm ơn!