Pháp luật có quy định mỗi cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người khác. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều trường hợp người để lại di sản không kịp lập di chúc trước khi chết để định đoạt việc phân chia di sản cho những người thừa kế theo nguyện vọng của mình. Vậy trong trường hợp này, di sản thừa kế sẽ được phân chia như thế nào?
Câu hỏi:
Nhờ Quý Công ty tư vấn cho tôi về việc phân chia tài sản của ông bà tôi để lại không có di chúc. Cụ thể là ông nội tôi có cho bà hai và cô (con bà hai ở) mảnh đất ở. (Ông nội tôi có 2 bà: bà cả có 3 người con, bà hai có 1 cô). Ông nội tôi ở cùng bố mẹ tôi. Năm 1985 ông nội tôi mất, mảnh đất trên vẫn để cho bà hai và cô tôi ở cùng chăm bà nhưng không để lại di chúc. Năm 2008 cô tôi làm sổ đỏ đứng tên cô. Gia đình tôi không ai biết. Năm 2010 bà hai mất, 1 năm sau cô tôi đi lấy chồng. Nay cô tôi muốn bán mảnh đất và gia đình xảy ra tranh chấp quyền thừa kế. Cho tôi hỏi mảnh đất trên được phân chia như nào? Cô tôi có được quyền bán không? Hiện mảnh đất mang tên cô và cô tôi là người đóng thuế).
Trả lời:
Pháp luật hôn nhân quy định chế độ bình đẳng một vợ một chồng, vì thế bạn cần xác định rõ trong hai bà thì ai là vợ hợp pháp của ông. Do thông tin bạn cung cấp không rõ ai là vợ hợp pháp của ông và ông cũng không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015:
“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Hàng thừa kế thứ nhất trong trường hợp này bao gồm vợ, 3 người con và 1 người con riêng. Di sản thừa kế của ông nội bạn sẽ được chia đều cho những người này. Và chỉ có vợ được pháp luật công nhận thì mới có quyền hưởng di sản thừa kế do đó trong hai bà người nào là vợ hợp pháp của ông thì người đấy có quyền hưởng di sản thừa kế.
Còn về việc cô bạn tự ý làm sổ đỏ đứng tên cô là không đúng quy định của pháp luật do là còn nhiều đồng thừa kế khác và cô bạn không phải người thừa kế duy nhất mảnh đất này. Để bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình bạn cần phải gửi đơn đề nghị bằng văn bản lên văn phòng đăng ký đất đai để họ xem xét thu hồi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc gia đình bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cụ thể quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai 2013: “Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai”.
Anh lưu ý, hiện nay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên cô bạn nên nếu như gia đình không kịp thời làm đơn gửi lên Văn phòng đăng ký đất đai hoặc khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết thì người cô có thể sẽ thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm gửi bạn đọc tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp
Hotline: 0933898868
Email: info@luattuelam.vn
Trân trọng cảm ơn!