Câu hỏi:
Thưa các luật sư, tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Bé Mai là con của anh Hoàng và chị Minh, không may trong một lần tai nạn giao thông, cha mẹ của Mai đã qua đời. Khi ấy Mai mới 5 tuổi. Thấy hoàn cảnh Mai đáng thương nên một người nước ngoài đang sống gần nhà Mai muốn nhận Mai làm con nuôi, đồng thời chị Nga bạn thân của mẹ Mai đang sinh sống ở Pháp cũng muốn nhận Nga làm con nuôi do không có con. Vậy cho tôi hỏi ai được nhận Nga làm con nuôi? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.
Một trong những nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật nuôi con nuôi năm 2010 là: “Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước”.
Đồng thời, căn cứ vào điều 5 của Luật Nuôi con nuôi 2010 thì:
“Điều 5. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế
- Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
- a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
- c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
- d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
- Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.”
Như vậy, dựa theo quy định của pháp luật, trong trường hợp của bạn thì người nước ngoài ở gần nhà Mai là người nước ngoài thường trú ở Việt Nam sẽ được ưu tiên hơn cô bạn thân của mẹ Mai là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (điểm c và d khoản 1 điều 5 Luật nuôi con nuôi 2010).
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Tuệ Lâm để được tư vấn trực tiếp thông qua:
Hotline: 0933898868
Email: info@luattuelam.vn
Trân trọng cảm ơn!