Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự

  • tuelamlaw |
  • 14-05-2021 |
  • 355 Lượt xem

Mẫu Đơn kháng cáo vụ án dân sự được ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

  1. Các nội dung chính trong đơn kháng cáo

Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Căn cứ Khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;

– Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

– Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo

Theo đó, người kháng cáo có thể là cá nhân; người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự….

Nếu không thể tự mình làm đơn kháng cáo có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình. Lúc này, trong phần tên, địa chỉ, số điện thoại, cuối đơn, phải là thông tin và chữ ký của người đại diện kèm theo Văn bản ủy quyền.

Việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp trừ khi được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công.

  1. Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

​……, ngày….. tháng …… năm…     

 

ĐƠN KHÁNG CÁO

 

                             Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ………………………………………………………………………………

Người kháng cáo: (2) ………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: (3) …………………………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại:………………………………/Fax:……………………………………………………………………………….

Địa chỉ thư điện tử (nếu có)………………………………………………………………………………………………………….

Là:(4)…………………………………………………………………………………………………………………….…….…………….

Kháng cáo: (5)…………………………………………………………………………………………………………………………….

Lý do của việc kháng cáo:(6)………………………………………………………………………………………………………..

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)…………………………………………………….

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)…………………………………………….

  1. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
  2. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
  3. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

.

NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)             

(ký, ghi rõ họ tên)                   

  1. Hướng dẫn viết đơn kháng cáo

(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.

Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo

Nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó.

Nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền.

Ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện.

(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú.

Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(4) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo.

Ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản…

(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó.

Ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H.

(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.

(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó. Nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Để giải đáp mọi thắc mắc chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Tuệ Lâm để được tư vấn trực tiếp thông qua:

Hotline: 0933898868

Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *