Ly hôn không cần hòa giải có được không?

  • tuelamlaw |
  • 14-04-2021 |
  • 294 Lượt xem

Câu hỏi: Tôi đang muốn thực hiện thủ tục ly hôn? Tôi thấy việc ly hôn cần hòa giải mất nhiều thời gian. Tôi muốn ly hôn không cần hòa giải có được không?

Trả lời:Để thuận tiện cho các đương sự trong việc giải quyết vụ án, pháp luật cũng có quy định về các trường hợp không tiến hành hòa giải được nhằm giúp các đương sự giải quyết tranh chấp được nhanh chóng thuận lợi hơn.

2. Đơn phương ly hôn có cần hòa giải không?

Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 207 BLTTDS 2015 quy định trường hợp không tiến hành hòa giải được là trường hợp: “Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt”. Do đó, khi Tòa án triệu tập hòa giải đến lần thứ hai mà họ vẫn cố tình vắng mặt có nghĩa là họ không có thiện chí muốn hòa giải và việc tiếp tục triệu tập hòa giải cho đến khi có mặt đầy đủ của các đương sự chỉ là sự lãng phí thời gian dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết vụ án mà không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy trong trường hợp này, Tòa án sẽ lập biên bản về việc vụ án không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thứ hai, trường hợp đương sự là vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án cũng không tiến hành hòa giải được. Bởi hòa giải là sự thỏa thuận của chính các đương sự cho nên khi một bên đương sự mất năng lực hành vi dân sự mà quan hệ tranh chap là quan hệ gắn liền với nhân thân của đương sự đó thì sẽ không tiến hành hòa giải được. Trường hợp nàu Tòa án không tiến hành hòa giải mà sẽ xét xử trên cơ sở chứng cứ của hồ sơ.

Thứ ba, thủ tục hòa giải trên thực tế, có ý kiến cho rằng đây là thủ tục cứng nhắc, không cần thiết bởi nhiều vụ có tính chất phức tạp, các đương sự tranh chấp, mâu thuẫn quyết liệt, không yêu cầu tiến hành hòa giải để rút ngắn thời gian giải quyết vụ án. Do đó, quy định tại điều 207 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung thêm trường hợp “khi một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải”. Việc quy định này thể hiện tính linh hoạt của thủ tục hòa giải trước khi mở phiên tòa, đồng thời thể hiện việc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, đây chính là cơ sở của hòa giải. Khi có một bên không muốn hòa giải thì việc họ đề nghị không tiến hành hòa giải ngay từ đầu sẽ làm rút ngắn thời gian giải quyết vụ án.

Như vậy, những trường hợp trên là những trường hợp không hòa giải được vì việc hòa giải cũng không đạt kết quả và mục đích của hòa giải. Theo đó tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử theo quy định pháp luật. Trong các trường hợp trên bạn có thể yêu cầu Tòa án không hòa giải để giải quyết ly hôn một cách nhanh chóng hơn.

3. Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Như đã nói trên, việc hòa giải trong hôn nhân không phải là thủ tục bắt buộc, nhà nước chỉ khuyến khích các bên hòa giải. Trong trường hợp hai vợ chồng thuận tình ly hôn không mong muốn hòa giải vì hòa giải sẽ mất nhiều thời gian có thể gửi đơn đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải và giải quyết việc ly hôn một cách nhanh chóng theo quy định pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:

– Hotline: 0933898868

– Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *