Hành vi đe dọa người khác có kiện được không?

  • tuelamlaw |
  • 29-04-2021 |
  • 348 Lượt xem

Tra lời:

Trong trường hợp cụ thể khi phải đối diện với hành vi bị đe dọa từ người khác, người bị đe dọa đầu tiên nên nghĩ tới là việc trình báo sực việc đối với cơ quan điều tra thuộc công an quận huyện nếu có đầy đủ các bằng chứng, chứng cứ chứng minh người kia sẽ hoặc có thể thực hiện hành vi của mình hoặc khởi kiện ra tòa án

Quy định pháp luật 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình thì:

 “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”

Hành vi đe dọa giết người

Theo quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017quy định về tội đe dọa giết người như sau :

“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

…..”

–  Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. 

Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau:

+ Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe dọa.

+ Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe dọa, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe dọa với người bị đe dọa.

+ Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa.

+ Số lần đe dọa và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe dọa.

Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Trong trường hợp này, bạn có thể thu thập các chứng cứ cho thấy bạn thuê giang hồ đe dọa, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn và báo cáo với cơ quan công an để cơ quan công an can thiệp, có các biện pháp bảo vệ bạn và gia đình.

> Bạn có thể làm đơn tố cáo lên công an hoặc khởi kiện dân sự vì người đó có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của bạn. Cùng với đó bạn yêu cầu bồi thường về hành vi này.

Đơn tố cáo hành vi đe dọa giết người

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018, nội dung đơn tố cáo bao gồm:

+ Ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo;

+ Tên đơn: Đơn tố cáo hành vi đe dọa giết người hoặc đơn tố giác hành vi đe dọa giết người

+ Họ tên, địa chỉ của người tố cáo

+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ khẩu, giấy tờ tùy thân khác được sao y chứng thực của người tố cáo

+ Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

+ Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo: hành vi đe dọa giết người;

+ Yêu cầu muốn cơ quan khởi tố, cơ quan điều tra thực hiện: buộc chấm dứt hành vi, buộc bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra…

+ Cuối đơn, người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào.

Tài liệu, giấy tờ làm bằng chứng chứng minh hành vi đe dọa giết người: tin nhắn, thư đe dọa, hăm dọa, uy hiếp, quấy rối…

Các tài liệu cần thiết khác tùy vào tình tiết vụ việc: hợp đồng, giấy tờ vay nợ…

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:

– Hotline: 0933898868

– Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *