GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT

  • tuelamlaw |
  • 28-04-2021 |
  • 342 Lượt xem

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất là một trong những tranh chấp dân sự. Các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết khác nhau:

Thứ nhất, thương lượng

Thứ hai, hòa giải

Thứ ba, khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

  1. Thẩm quyền giải quyết

Nếu trong hợp đồng mua bán nhà đất có điều khoản quy định về giải quyết bằng thương lượng hoặc hòa giải hai bên sẽ tiến hành thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp.

Nếu không lương thượng, hòa giải được,các bên sẽ trực tiếp khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.

Căn cứ Điều 203 Luật Đất đai năm 2013

 “Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
  3. a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  4. b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:

“Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”

Do đó, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán đất thì các bên được khởi kiện luôn tại Tòa án.

Căn cứ khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố:

+ Nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân.

+ Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.

–  Nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

  1. Hồ sơ, thủ tục khởi kiện

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự  năm 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ,  bao gồm:

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

– Giấy tờ tùy thân như: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm (hợp đồng chuyển nhượng, chứng từ chuyển tiền,…)

Hồ sơ khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án, qua đường bưu chính. Tòa án nếu nhận thấy tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết sẽ thông báo cho người khởi kiện để tiến hành nộp tạm ứng án phí.

  1. Thời hạn giải quyết

Căn cứ Điều 203, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2013, thời gian giải quyết tranh chấp về đất là từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Tuệ Lâm để được tư vấn trực tiếp thông qua:

Hotline: 0933898868

Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *