Các vấn đề cần quan tâm khi mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

  • LTM |
  • 27-05-2019 |
  • 408 Lượt xem

Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (Merger & Acquisition, viết tắt là “M&A”) không còn là một khái niệm mới mẻ tại Việt Nam. Ở nước ta, ngày càng có nhiều thương vụ M&A được diễn ra với những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có, làn sóng M&A lan rộng tới hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, các thương vụ có giá trị lên tới trăm triệu USD như Central Group mua lại BigC, TCC Holdings mua lại Metro,….. ngày một nhiều. Vậy M&A bản chất là gì? Các vấn đề cần quan tâm khi thực hiện giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Luật Tuệ Lâm đi tìm hiểu nhé!

1. Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là gì?

– Mua bán doanh nghiệp

Tại thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào định nghĩa thế nào là mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể hiểu mua bán doanh nghiệp là việc công ty, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp/ cổ phẩn của một công ty khác, để giành quyền kiểm soát công ty đó.

– Sáp nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 195 Luật doanh nghiệp năm 2014, có thể hiểu:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

2. Các vấn đề cần quan tâm khi thực hiện giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và tồn vong của công ty mục tiêu, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của cả Bên mua và Bên bán. Do vậy, khi thực hiện giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, các Bên cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng một số vấn đề sau để tránh những rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính không đáng có:

– Tình trạng pháp lý hiện tại của Công ty;

– Uy tín của Công ty trên thị trường đối với khách hàng và đối tác;

– Vấn đề về khách hàng của Công ty;

– Các đơn vị trực thuộc: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Công ty;

– Các tài sản, cơ sở vật chất của Công ty;

– Vấn đề về lao động của Công ty;

– Vấn đề về tài chính của Công ty;

– Giấy tờ pháp lý, báo cáo tài chính, hóa đơn chứng từ của Công ty;

– Vấn đề về tập trung kinh kế theo luật cạnh tranh.

        Với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm đã tham gia vào một số giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. Luật Tuệ Lâm cung cấp dịch vụ tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, bao gồm các công việc sau:

– Thẩm tra, đánh giá tình trạng pháp lý của công ty thuộc đối tượng mua bán, sáp nhập;

– Tư vấn và cảnh báo rủi ro pháp lý và rủi ro tài chính đối với giao dịch mua bán và sáp nhập công ty;

– Đưa ra phương án và tham gia các buổi đàm phán, thương lượng để thực hiện giao dịch mua bán và sáp nhập công ty để giảm thiếu tối đa các rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ty sau mua bán và sáp nhập;

– Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng, văn bản cần sử dụng trong quá trình thực hiện giao dịch;

– Thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý liên quan: đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, đất đai, cạnh tranh,…… với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Tư vấn các vấn đề có liên quan đến giao dịch mà các bên quan tâm.

       Trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ pháp lý mua bán và sáp nhập doanh nghiệp của Luật Tuệ Lâm, Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua:

– Hotline: 0933898868;và/hoặc

– Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

 

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *