Cuộc sống của bạn do bạn tạo ra. Dù đang ở vào hoàn cảnh trông có vẻ như rất tuyệt vọng, chúng ta vẫn có thể khai thác bản thân đồng thời nỗ lực thay đổi được mọi thứ. Tâm thái này có thể cải thiện thành công của bạn, biến bạn trở thành một người mạnh mẽ hơn.
1. Tự phát hiện bản thân là một quá trình
“Hiểu rõ bản thân là khởi đầu của mọi trí tuệ”, Aristotle.
Cứ để mặc mọi thứ xảy ra sẽ không tạo ra được chất lượng cuộc sống như bạn mong muốn, nhưng trên thực tế, phần lớn mọi người lại không thể vạch ra được cho mình một mục tiêu rõ ràng.
Tìm kiếm mục tiêu cuộc sống vào thời điểm không chắc chắn có thể là một trải nghiệm khó khăn và nếu giải pháp bạn cần không xuất hiện khi bạn cần, bạn có thể trở nên lo lắng, bồn chồn.
Có một điều chắc chắn rằng, tự phát hiện bản thân là một quá trình.
Tò mò, khám phá những điều chưa biết với một tâm hồn cởi mở và chuẩn bị cho những điều bất ngờ sau đó, là những thái độ cơ bản để tự khám phá và làm rõ mục tiêu sống của một người.
2. Bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình
“Dùng chính lời nói của bạn để định nghĩa thành công, dùng quy tắc của bạn đi hiện thực hóa nó, tạo ra một cuộc sống khiến bạn tự hào”, nữ doanh nhân người Mỹ, Anne Marie Sweeney từng phát biểu.
Bản lĩnh lớn nhất đời người chính là dám chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình. Dù có không thích, bạn cũng phải chịu trách nhiệm với ngày hôm nay của chính mình.
Sự thay đổi tâm lý này là không dễ dàng, nhưng nó có thể giúp bạn kiểm soát được thành công của mình. Nó có thể giúp bạn làm tốt hơn trong công việc, tiến bộ hơn, tạo ra những mối quan hệ tích cực hơn, giúp tăng năng suất và cả sự hài lòng của bản thân hơn.
Đừng bao giờ quy mọi vấn đề hay thất bại của bạn, dù to hay nhỏ về cho người khác. Đừng lấy “tình huống này ngoài tầm kiểm soát của tôi” làm bia đỡ đạn cho những lựa chọn, quyết định, hành vi và hành động của chính bạn. Hãy chịu trách nhiệm với chính hành vi của mình.
3. Cuộc sống không hề hoàn hảo, không phải mỗi việc đều diễn ra theo dự tính
“Một cuộc đời có phạm sai lầm không chỉ vinh quang hơn một cuộc sống không làm gì cả, mà còn có ích hơn”, Bernard Shaw.
Không tồn tại cái gọi là hoàn hảo trên đời. Kết cục hoàn hảo đôi khi sẽ rời bạn mà đi.
Bạn có lẽ sẽ không thể hoàn thành mỗi một mục tiêu mình đã đề ra, nhưng lên kế hoạch và không ngừng tiến về phía trước vẫn luôn rất quan trọng.
Khi sự việc lệch ra khỏi quỹ đạo mà bạn dự tính, hãy dành thời gian ra để học hỏi và thích ứng.
Khi lên kế hoạch, sách lược tốt nhất chính là có cho mình một plan B.
Cuộc sống là không thể dự đoán trước, đây là điều tốt, hãy ôm lấy nó, và luôn sẵn sàng cho sự thay đổi. Đây cũng là nguyên nhân khiến cuộc sống luôn ngập tràn sự thú vị.
Khi không có một thứ gì là chắc chắn, mọi thứ đều có khả năng!
4. Mỗi một trở ngại đều là con đường phía trước
“Bạn sẽ gặp phải trở ngại trong cuộc sống”, trích trong “Công bằng và không công bằng”.
Bạn sẽ hết lần này tới lần khác phát hiện ra, điều quan trọng nhất không phải là những trở ngại đó là gì, mà là cách chúng ta nhìn nhận chúng, ứng phó với chúng và việc liệu chúng ta có thể đứng vững được hay không.
Đừng lựa chọn phàn nàn, càng đừng từ bỏ. Hai lựa chọn này chẳng giúp ích gì cho bạn trên con đường trở nên tốt hơn.
Elbert Hubbard từng nói: “Kiên trì thêm một chút nữa, nỗ lực thêm một chút nữa, những thất bại tưởng chừng như vô vọng rất có thể trở thành thành công huy hoàng.”
Những trở ngại trên con đường của bạn chính là một con đường mới. Đừng bao giờ quên, tiềm ẩn bên trong mỗi một trở ngại, là một cơ hội giúp ta thay đổi tình thế hiện tại.
5. Mỗi một sự việc xảy ra trong cuộc sống đều là một hành trình du lịch
Nếu bạn không đầu tư 100% sức lực, cố gắng và thời gian cho bất cứ một hành trình nào, vậy thì sự tiến bộ sẽ là rất chậm, hoặc cơ bản là sẽ chẳng xảy ra.
Theo thời gian, niềm tin của bạn có thể khiến bộ não của bạn đưa ra những kết luận sai lầm về cuộc sống, từ đó ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ và cả những quyết định bạn đưa ra.
Trong cuốn “Mindset: The New Psychology of Success”, tác giả Carol Dweck nói: “Cách nhìn của bạn với chính bản thân mình ảnh hưởng rất sâu sắc tới phương thức sống của bạn. Nó có thể quyết định bạn có thể trở thành người mà mình muốn trở thành hay không, và liệu bạn có hoàn thành việc mà bạn cho là quan trọng hay không.”
Không phải lúc nào bạn cũng cần một kế hoạch hoàn hảo.
Rất nhiều khi bạn chỉ cần thử buông tay thôi, và rồi xem xem chuyện gì xảy ra.
6. Khi mới bắt đầu, làm nhiều việc một lúc cũng không sao!
Bạn không cần phải đợi mình làm thật tốt rồi mới bắt đầu đi làm việc mà mình muốn làm. Nếu bạn muốn trở nên ưu tú trong lĩnh vực của mình, hãy bắt đầu từ bây giờ.
Mary Tyler Moore từng nói: “Nắm lấy cơ hội, dám sai lầm. Đây chính là cách để trưởng thành. Khó khăn nuôi dưỡng dũng khí của bạn. Muốn trở nên bản lĩnh hơn, bạn phải thất bại.”
Khi bạn rèn luyện một việc gì đó, bạn sẽ tiến bộ, bạn sẽ trưởng thành, bạn sẽ có được kĩ năng và niềm tin mới trong quá trình này, bởi lẽ bạn sẽ trở nên tốt hơn theo thời gian.
7. Hoàn thành quan trọng hơn hoàn hảo
“Không ngừng tiến bộ, chứ không phải mưu cầu sự hoàn mỹ”, Kim Collins.
Thế giới hiện thực sẽ không thưởng cho những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, thay vào đó, nó thưởng cho người hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn mỹ không quan trọng, quan trọng là hoàn thành công việc.
Giáo sư Tracy Wade từ Trường Tâm lý học thuộc Đại học Flinders ở Nam Úc định nghĩa “chủ nghĩa hoàn hảo không lành mạnh” là “tiêu chuẩn cao và sự tự phê bình tàn nhẫn”. Đây là rào cản chính giữa bạn và bản nháp tồi tệ đầu tiên.
Hãy cho bản thân một chút thời gian trong cuộc sống để suy nghĩ về những gì có thể xảy ra và thực hiện những bước đi nhỏ nhất theo hướng này.
Hoàn thành nhiệm vụ là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể học được.