Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

  • tuelamlaw |
  • 28-05-2021 |
  • 258 Lượt xem
  1. Chủ thể được quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Vì vậy, người yêu cầu được quyền đăng ký bảo hộ quyền với giống cây trồng trong 04 trường hợp sau đây:

– Người yêu cầu chọn tạo giống cây trồng;

– Người yêu cầu phát hiện và phát triển giống cây trồng;

– Người yêu cầu đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng;

– Người yêu cầu được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Người yêu cầu thuộc các trường hợp nêu trên có thể là:

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam;

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng.

  1. Điều kiện đối với giống cây trồng được bảo hộ

Căn cứ Điều 158, 159, 160, 161, 162, 163 Luật sở hữu trí tuệ, Giống cây trồng được bảo hộ phải là giống cây trồng được chọn tạo hoặc được phát hiện và phát triển phải thuộc Danh mục loài cây trồng được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và đảm bảo các điều kiện sau:

– Có tính mới: nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký hoặc người được phép của người yêu cầu đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác.

– Có tính khác biệt: có nghĩa là giống cây trồng phải có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

– Có tính đồng nhất: nếu giống cây trồng đó có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên.

– Tính ổn định: nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ.

– Có tên phù hợp: Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự.

  1. Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ

Ÿ Nơi nộp hồ sơ: tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt

Ÿ Cách thức nộp hồ sơ: Người yêu cầu có thể tự mình hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam để nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng thông qua hình thức:

– Trực tiếp;

– Qua đường bưu điện (Trường hợp đơn được gửi qua bưu điện, ngày nộp đơn được xác định là ngày gửi đơn theo dấu bưu điện);

– Hoặc qua mạng công nghệ thông tin.

Trường hợp người yêu cầu nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam thì đại diện hợp pháp này bao gồm:

– Đối với người yêu cầu là tổ chức Việt Nam: người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo uỷ quyền của người yêu cầu hoặc tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo uỷ quyền của chủ đơn;

– Đối với người yêu cầu là tổ chức nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam: người đứng đầu văn phòng đại diện hoặc đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam hoặc tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo uỷ quyền của người yêu cầu;

– Đối với người yêu cầu là tổ chức nước ngoài không có trụ sở tại Việt Nam hoặc không có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam: tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo uỷ quyền của người yêu cầu.

Ÿ Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng (mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT);

– Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm DUS theo mẫu tại quy phạm khảo nghiệm DUS của từng loài cây trồng;

– Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống, kích cỡ 9 cm x 15 cm;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng nếu nộp đơn thông qua đại diện (mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT);

– Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí (khi nộp đơn và xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có) hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt;

– Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.

Đối với Đơn có đủ điều kiện để hưởng quyền ưu tiên thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người yêu cầu nộp đơn phải cung cấp các tài liệu sau:

+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;

+ Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống: bản mô tả giống, ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có).

+ Bản sao hợp lệ giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ đăng ký bảo hộ

– Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đơn, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới – Cục Trồng trọt tiến hành thẩm định hình thức đơn.

– Trong vòng 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận, đơn hợp lệ sẽ được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng:

– Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật (DUS) trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký quyết định cấp Bằng bảo hộ, Quyết định cấp văn bằng bảo hộ được Công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.

– Sau 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành (nếu không nhận được ý kiến khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng mới được bảo hộ.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Để giải đáp mọi thắc mắc chi tiết, bạn vui lòng liên hệ Công ty luật TNHH Tuệ Lâm để được tư vấn trực tiếp thông qua:

Hotline: 0933898868

Email: info@luattuelam.vn

Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *