Muốn xin trích lục giấy khai sinh của con sau ly hôn? Trích lục giấy khai sinh bản sao có giá trị như bản chính không?

  • tuelamlaw |
  • 13-04-2021 |
  • 508 Lượt xem

1.    Trích lục khai sinh là gì?

Trích lục khai sinh được hiểu một cách đơn giản chính là thủ tục yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại thông tin đăng ký khai sinh trước đây. Kết quả của việc trích lục sẽ là giấy tờ hộ tịch (bản sao trích lục giấy khai sinh hoặc bản sao giấy khai sinh tùy vào từng địa phương), cơ quan nhà nước sẽ ghi vào sổ hộ tịch và lưu giữ hồ sơ gốc.

Có thể nói, việc cơ quan nhà nước lưu giữ hồ sơ gốc và sổ hộ tịch ít nhiều giúp người dân lấy lại được thông tin giấy tờ đã làm mất, thất lạc, hư hỏng. Quá trình thực hiện hồ sơ trích lục khai sinh là lúc cơ quan hành chính nhà nước tiến hành tra soát, đối chiếu thông tin dữ liệu đã được lưu giữ ở hồ sơ gốc, sổ hộ tịch. Sau đó, bằng nghiệp vụ tiến hành xác nhận những thông tin bằng văn bản cụ thể kèm theo chữ ký, đóng dấu của Chủ tịch UBND cấp xã/phường hoặc cấp quận/huyện để cấp cho công dân bản trích lục khai sinh.

2.    Giá trị pháp lý của trích lục khai sinh

Câu hỏi: Tôi có câu hỏi mong đựợc Luật sư giải đáp. Tôi và chồng đã ly hôn được 1 năm và tôi là người được giao nuôi con. Sắp tới bé nhà tôi chuẩn bị đi học lớp một tuy nhiên chồng tôi lại giữ giấy khai sinh của con và không chịu đưa cho tôi. Tôi không biết làm sao để có thể hoàn tất hồ sơ để nhập học cho con khi chồng tôi cứ gây khó dễ. Tôi muốn hỏi trong truờng hợp này tôi có cần làm gì? Nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi với ạ.

Tôi cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Bản sao trích lục khai sinh có giá trị pháp lý và được sử dụng như bản chính giấy khai sinh. Điều này được quy định rất rõ tại:

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Căn cứ Điều 63 Luật hộ tịch năm 2014 quy định:

“Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký

Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”

Như vậy, Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch là cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục bản sao giấy khai sinh.

Khoản 5, Điều 4 Luật hộ tịch 2014 quy định như sau:

“Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền.

Như vậy, để xin trích lục giấy khai sinh của bé, bạn có thế đến một trong những cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch nêu trên để làm thủ tục. Bởi lẽ, cá nhân muốn cấp bản sao trích lục hộ tịch sẽ “không phụ thuộc vào nơi cư trú”.

Như vậy, chỉ bản sao trích lục được cấp từ sổ gốc đã được cơ quan nhà nước lưu trữ mới có giá trị sử dụng như bản chính, thay thế cho bản chính trong mọi giao dịch chứ không thể chứng thực từ bản trích lục giấy khai sinh.

Trong quá trình xin trích lục, bạn hoàn toàn có thể xin nhiều bản để sử dụng dần, chứ không nhất thiết phải đăng ký cấp lại giấy khai sinh.

  1. Thủ tục xin trích lục khai sinh?

Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch được quy định tại Điều 64 Luật hộ tịch 2014.

Hồ sơ xin trích lục giấy khai sinh khá đơn giản mà bất cứ cá nhân nào cũng có thể làm được, cơ bản cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

  • Nếu là cá nhân yêu cầu thì cần cung cấp Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch (theo mẫu);
  • Nếu là cơ quan, tổ chức yêu cầu thì cần cung cấp Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;
  • CMND hoặc CCCD của người cần trích lục (sao y công chứng);
  • Sổ hộ khẩu (sao y công chứng);
  • Ngoài ra, nếu không phải chính chủ đi mà nhờ người khác đi thay thì phải có văn bản ủy quyền, trong đó:
    • Trường hợp là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền;
    • Trường hợp còn lại thì văn bản ủy quyền phải được sao chứng thực theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thủ tục trích lục khai sinh sau khi ly hôn của Công ty TNHH Luật Tuệ Lâm về một trường hợp điển hình. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

 – Hotline: 0933898868

– Email: info@luattuelam.vn

 Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *