Ly hôn đơn phương những vợ hoặc chồng không đồng ý ký sẽ xử lý như thế nào?

  • tuelamlaw |
  • 15-04-2021 |
  • 257 Lượt xem

Câu hỏi:

Muốn ly hôn đơn phương nhưng chồng không đồng ý ký vào đơn ly hôn. Vậy có thể tiến hành đơn phương ly hôn đơn phương dược không?, Thủ tục như thế nào?

Trả lời: 

  • Căn cứ pháp luật

Theo khoản 1 điều 51 luật hôn nhan gia đình năm 2014

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

  1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Do đó, nếu đối phương (vợ hoặc chồng) không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.

  • Thủ tục đơn phương ly hôn

ly hôn theo yêu cầu của một bên được nộp tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi người còn lại đang cư trú theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Hồ sơ ly hôn đơn phương

1 Chuẩn bị các giấy tờ sau

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa);

Có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của bạn,

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn

– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao);

– Giấy khai sinh của con (bản sao – nếu có con);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ, sổ hồng); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  • Nộp đơn ly hôn khi không biết nơi cư trú của chồng hoặc vợ

Căn cứ pháp luật tại điểm a, khoản 1, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Trong trường hợp không biết thông tin về nơi cư trú, làm việc của vợ/chồng bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Theo đó, “nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết”. Tại điểm a, khoản 1, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền xét xử về hôn nhân (không có yếu tố nước ngoài) thuộc TAND cấp huyện, nên trường hợp này nguyên đơn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng chị cư trú, làm việc cuối cùng (nếu biết).

3 Trình Trình tự ly hôn đơn phương:

– Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Trường hợp Đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

– Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

2 Ly hôn trong trường hợp chồng không chịu hợp tác trong quá trình giải quyết ly hôn

Căn cứ pháp lý Điều 227, điều 228 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Về việc xét xử khi vắng mặt đương sự. Trong trường hợp ly hôn đơn phương mà chồng không hợp tác thì Tòa án sẽ giải quyết ly hôn vắng mặt.

Điều 227 Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

  1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt…..
  2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan ….

Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

  1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
  2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
  3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.

Khi vợ có đủ căn cứ về việc chồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng (cụ thể là ngoại tình) thì vợ hoàn toàn có quyền khởi kiện ly hôn theo yêu cầu một bên lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Nếu trong trường hợp chồng không hợp tác Tòa án sẽ xét xử vắng mặt người chồng theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật TNHH Tuệ Lâm. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:

– Hotline: 0933898868

 – Email: info@luattuelam.vn

 Trân trọng cảm ơn!

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *